Trong bài học này chúng ta sẽ xem một video về một vài câu hỏi thường được dùng để hỏi trong một buổi phỏng vấn xin việc và những cách mà người phỏng vấn dẫn dắt buổi phỏng vấn.
The kind of formality that you want to get, depends on where you are and who you are with.
Obviously, if you are in a more formal setting, you might use, “how do you do”.
“How do you do” is quite formal and would only be used in rare cases, especially here in North America.
If someone were to say in an interview as a greeting to you, “how do you do?”.
You answer “how do you do?”
If someone greets you with “Please to meet you”.
You could answer “Please to meet you too”.
I see from your C.V that you’re originally from Toronto. I hope you found us OK.
Yes, well I like to plan ahead and I really like the directions and parking map that you have in your contact page.
Yeah well, parking in the “big apple” can be a little tricky.
Not to worry. I’m adaptable!
Great! That’s what we like to hear!
=>Dịch cả câu là : Loại hình thức nghi lễ trang trọng mà bạn muốn hiểu rõ phải phụ thuộc vào nơi bạn ở và người mà bạn giao tiếp.
- “obviously” là trạng từ, có nghĩa là rõ ràng/ một cách rõ ràng là/ một cách rõ ràng rằng…. và khi trạng từ đứng đầu câu thường dùng để chỉ quan điểm tình cảm thái độ của nười nói.
- “if” là hình thức của câu điều kiện, và trong trường hợp này là hình thức của câu điều kiện loại một, dùng để diễn tả một hành động có thế xảy ra ở hiện tại.
- “a more formal setting” – trong một hoàn cảnh trang trọng hơn. Trong đó “more” là hình thức so sánh hơn của “much và many”. Tính từ “formal” – có nghĩa là theo nghi lễ/ theo nghi thức/ trang trọng.... được dùng để bổ nghĩa cho danh từ “setting” có nghĩa là sự đặt/ sự để/ sự sắp đặt/ sự bố trí/ khung cảnh/ môi trường…
- “might use” – có thể dùng/ sử dụng. “might” là động từ khuyết thiếu (modal verb) là hình thức quá khứ của “may”.
=>Dịch cả câu : Rõ ràng là nếu bạn ở trong một hoàn cảnh trang trọng hơn, thì bạn có thể sử dụng hình thức câu “how do you do”.
- “would only be used” – chỉ được dùng. Đây là hình thức bị động đối với “would” là hình thức quá khứ của “will”. Đây là hình thức của thì tương lai trong quá khứ, có cấu trúc khẳng định “would + V” và hình thức bị động là “would + be + PP(pas participle – phân từ quá khứ)”. Trạng từ “only” được dùng để bổ nghĩa cho động từ (use), có nghĩa là chỉ/ mới/ duy nhất.
- “in rare cases” – Những trường hợp rất quý/ rất trang trọng. Trong đó danh từ “case” có nghĩa là trường hợp/ cảnh ngộ/ hoàn cảnh… và tính từ “rare” có nghĩa là hiếm/ hiếm có/ hiếm khi/ rất quý/ rất tốt….
- “here” và “North America” là một, chỉ dùng “North America” để nhấn mạnh thêm về địa điểm.
=>Dịch cả câu là: “How do you do” thì khá trang trọng và chỉ được sử dụng trong những trường hợp rất trang trọng, đặc biệt là ở vùng Bắc Mỹ này.
- Mênh để “If” ở đây được chia ở câu điều kiện loại 2, câu điều kiện không có thật ở hiện tại, sự việc này chưa xảy ra và chỉ mang tính giả thiết. Cấu trúc là “If clause (chia ở quá khứ đơn), main clause (chia ở tương lai trong quá khứ would + V).
- “an interview” – một cuộc phỏng vấn.
- “a greeting” – lời chào.
=>Dịch cả câu là : Nếu ai đó nói trong một buổi phỏng vấn như một lời chào tới bạn bằng hình thức “how do you do”.
- “greet” là động từ, có nghĩa là chào/ chào hỏi/ đón chào…
- “Please to meet you” là một hình thức chào lịch sự khác, có nghĩa là rất vui được gặp bạn.
=>Dịch cả câu là: Nếu ai đó chào hỏi bạn với hình thức “Please to meet you”.
- “C.V” = Curiculum Vitae : có thể dịch là Bản sơ yếu lý lịch, là một văn bản tóm tắt về bản than, liệt kê các kinh nghiệm làm việc, quá trình giáo dục của một cá nhân. Đây là một phần quan trọng trong hồ sơ xin việc làm.
- "originally" + (from) là tính từ, ở đây ta dịch là nguồn gốc, xuất thân (từ…)
- “found” ở đây có nghĩa là tìm hiểu/ xem xét …
- “us” ở đây vì để ngang hàng với “Toronto” đã nhắc đến ở câu trước nên không thể dịch là chúng tôi mà sẽ dịch là đất nước của chúng tôi/ thành phố của chúng tôi.
=>Dịch cả câu là : Như trong bản sơ yếu lý lịch thì bạn đến từ Toronto. Tôi hi vọng bạn đã tìm hiểu tốt về thành phố của chúng tôi rồi. (ở đây người ta muốn hỏi người được phỏng vấn rằng liệu đến từ thành phố Toronto thì có thể thích ứng được với 1 thành phố đông đúc như New York không. Toronto cũng là thành phố rất phát triển nhưng ít dân số hơn New York rất nhiều.)
- “like to plan ahead” – thích lên kế hoạch từ trước. Động từ theo sau động từ “like” có thể ở dạng “to +V” hoặc “V-ing” nhưng nghĩa không đổi.
- “the directions” – bảng chỉ dẫn/ lời chỉ dẫn.
- “parking map” – bản đồ đỗ xe. Trong đó “map” là bản đồ/ vị trí và tính từ “parking”- đỗ xe bổ nghĩa cho danh từ “map” để làm cụ thể hơn loại bản đồ nào.
- “that” ở đây là đại từ quan hệ. Mệnh đề sau “that” là mệnh đề quan hệ dùng để bổ nghĩa cho cụm danh từ đứng trước nó (like the directions and parking map).
- “contact page” – trang liên hệ. Trong đó “contact” có nghĩa là tiếp xúc/ cho tiếp xúc/ liên hệ/ liên lạc và “page” có nghĩa là trang (sách)/ tờ giấy…
=>Dịch cả câu: Đúng vậy, Tôi thích lên kế hoạch từ trước và tôi thực sự thích những bảng chỉ dẫn và bản đồ đỗ xe cái mà ngài đang có trong trang liên hệ của công ty.
- “big apple” có nghĩa hiển ngôn là quả táo lớn, nhưng trong trường hợp này dùng để chỉ về thành phố “New York” của nước Mỹ. Đây là một cách gọi khác của nước Mỹ.
- “tricky” –phức tạp/ khó khăn/đòi hỏi khéo léo/ đòi hỏi tinh tế….
=>Dịch cả câu là: Ồ, đỗ xe ở New York có thể hơi phức tạp một chút.
=>Dịch cả câu là : Ngài không phải lo lắng đâu. Tôi có thể thích nghi được mà.
=>Dịch cả câu: Tuyệt! Đó là điều mà chúng tôi muốn nghe.
-Relative pronouns (Đại từ quan hệ)
- Present simple (Hiện tại thường)
- Conditionals (Câu điều kiện)
- Possesive adjectives (Tính từ sở hữu): My, your, his, her, its, our, their
Các bạn còn câu hỏi nào nữa liên quan đến bài trên? Hãy gõ vào phần nhận xét phía dưới. Cô giáo sẽ trả lời giúp các bạn.